Thi bằng lái xe ô tô 2021 và những điều cần biết

Những điều cần biết khi thi bằng lái xe ô tô được rất nhiều người quan tâm. Bởi nếu nắm chắc được những gì mình cần chuẩn bị, thì việc vượt qua kì thi sát hạch cấp bằng lái xe ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với từng quốc gia, quy định về bằng lái xe ô tô cũng khác nhau. Tại Việt Nam, giấy phép lái xe ô tô được chia thành nhiều hạng như B1, B2, C, D,… Với mỗi hạng giấy phép lái xe ô tô, người điều khiển phương tiện sẽ được phép lái những loại xe khác nhau.

Nếu như bạn đang có dự định thi bằng lái xe ô tô, hãy lưu ý những thông tin bổ ích dưới đâu mà chúng tôi cung cấp cho bạn.

Những điều cần biết khi thi bằng lái xe ô tô

  1. Khái niệm về giấy phép lái xe ô tô

thi bằng lái xe ô tô hình 1

Bằng lái xe ô tô là loại giấy phép lái xe hay một chứng chỉ mà người điều khiển các phương tiện giao thông, cụ thể là xe ô tô phải có. Loại giấy phép lái xe này phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Việc sở hữu được bằng lái xe ô tô, có nghĩa là bạn được phép điều khiển xe ôtô khi tham gia giao thông công cộng.

Giấy phép lái xe ô tô được chia thành nhiều hạng khác nhau như: B1, B2, C, D, E, F,… Với mỗi hạng lái xe, tài xế sẽ được phép điều khiển các xe ô tô như theo quy định được in trong giấy phép lái xe.

Muốn có được bằng lái xe ô tô, người sử dụng phương tiện cần phải làm các thủ tục xin cấp phép và tiến hành thi sát hạch.  Sau khi được cấp giấy phép lái xe ô tô, người thi mới có quyền hợp pháp điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

  1. Các loại bằng lái xe ô tô

Căn cứ vào quy định của Luật giao thông đường bộ và Thông tư 46/2012/TT-BGTVT, giấy phép lái xe ô tô bao gồm các hạng sau:

– Giấy phép lái xe hạng B1:

Người điều khiển ô tô được phép lái xe ô tô chở người từ 4 – 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi người lái); các ô tô tải chuyên dụng có tải trọng dưới 3,5 tấn; máy kéo một rơ moóc có tải trọng dưới 3,5 tấn. Người sở hữu giấy phép lái xe hạng B1 chỉ được phép điều khiển các loại xe ô tô quy định trên, không được phép hành nghề kinh doanh vận tải.

– Giấy phép lái xe hạng B2:

Bằng lái xe ô tô B2, người sở hữu sẽ được điều khiển các loại xe được quy định trong bằng lái xe B1; các loại xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn. Với bằng lái xe B2, bạn có thể kinh doanh vận tải.

– Giấy phép lái xe hạng C:

Người sở hữu bằng lái xe hạng C sẽ được điều khiển các loại xe ô tô tải  chuyên dùng có trọng tải trên 3,5 tấn; máy kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên; các loại xe ô tô được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1 và B2.

thi bằng lái xe ô tô hình 2

– Giấy phép lái xe hạng D:

Được cấp cho người điều khiển các ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ (tính cả ghế ngồi lái xe) và các loại xe được quy định trong giấy phép lái xe ô tô hạng B1, B2 và C.

– Giấy phép lái xe hạng E:

Người sở hữu giấy phép lái xe hạng E được phép điều khiển các loại xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi lái xe) và các xe ô tô được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

– Giấy phép lái xe hạng F:

Được phép điều khiển các loại xe ô tô quy định trong bằng lái xe hạng B1, B2, C, D và E; điều khiển các xe tương ứng có kéo thêm đầu kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn trên 750kg; ô tô nối toa; sơ mi rơ móoc.

  1. Thời hạn của các loại bằng lái xe ô tô

– Với bằng lái xe ô tô hạng B1, B2, có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp.

– Với bằng lái xe ô tô hạng C, D, E và F có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp.

  1. Điều kiện để học và thi bằng lái xe ô tô

– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú, học tập và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

– Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định. Không mắc các bệnh về dị tật bẩm sinh, bệnh về thần kinh và các bệnh mãn tính khác.

– Có đủ trình độ văn hóa, có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương.

– Đủ tuổi dự thi theo quy định của pháp luật:

  • Bằng lái xe hạng B1, B2: đủ 18 tuổi trở lên;
  • Bằng lái xe hạng C, FB2: đủ 21 tuổi trở lên;
  • Bằng lái xe hạng D, FC: đủ 24 tuổi trở lên;
  • Bằng lái xe hạng E, FD, FE: đủ 27 tuổi trở lên.

– Có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo đúng quy định pháp luật:

  • Nâng hạng từ B1 lên B2 phải có thời gian hành nghề lái xe từ 01 năm và có 12.000km lái xe an toàn trở lên.
  • Nâng hạng từ B2 lên C; C lên D; D lên E; các hạng B2, C, D, E lên F phải có thời gian hành nghề 03 năm và có 100.000km lái xe an toàn trở lên.
  1. Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô

Người muốn thi bằng lái xe ô tô cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

thi bằng lái xe ô tô hình 3

– 01 đơn đề nghị thi sát hạch cấp giấy phép lái xe theo mẫu.

– Ảnh 3×4 nền xanh.

– 01 bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

– 01 giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

– 01 bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương.

Đối với người muốn nâng hạng giấy phép lái xe, cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

– 01 bản khai thời gian hành nghề lái xe và số km lái xe an toàn. Với tờ khai này, bạn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác trước pháp luật.

– 01 bản sao giấy phép lái xe hiện có.

Nội dung thi bằng lái xe ô tô

Để sở hữu giấy phép lái xe ô tô, bắt buộc bạn phải kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Phần thi sát hạch giấy phép lái xe gồm 3 phần: lý thuyết, thực hành sa hình và thực hành đường trường.

  1. Phần thi lý thuyết bằng lái xe ô tô

Mỗi thí sinh dự thi sẽ được làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính. Phần mềm thi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 30 câu hỏi trong bộ 600 câu. Trong đề thi sẽ có một câu hỏi điểm liệt, nếu trả lời sai câu hỏi điểm liệt, bài thi của bạn sẽ bị đánh trượt. Thời gian làm bài thi lý thuyết trong vòng 20 phút. Điểm tối đa là 30 điểm. Người dự thi đạt 26/30 điểm trở lên sẽ đỗ phần thi lý thuyết.

  1. Phần thi thực hành sa hình

Với bài thi thực hành sa hình, thí sinh dự thi cần thực hiện liên tục 11 bài thi theo quy định.

– Bài 1: Xuất phát.

– Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.

– Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.

– Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc.

– Bài 5: Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

– Bài 6: Đường vòng quanh co.

– Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.

– Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.

– Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng.

– Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ.

– Bài 11: Kết thúc.

Trong quá trình thực hiện bài thi, sẽ có nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra. Điểm tối đa là 100 điểm. Người đạt 80/100 điểm trở lên sẽ đỗ phần thi thực hành sa hình.

thi bằng lái xe ô tô hình 4

  1. Phần thi thực hành đường trường

Với phần thi thực hành đường trường, người dự thi phải lái xe khoảng 2km và thực hiện các hiệu lệnh của người giám sát. Số điểm tối đa cho phần thi này là 100 điểm. Người đạt từ 80 điểm trở lên sẽ đủ điều kiện cấp giấy phép lái xe ô tô.

Trên đây là một số điều cần biết khi thi bằng lái xe ô tô. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về việc thi bằng lái xe ô tô các hạng, hãy liên hệ ngay với trung tâm chúng tôi. Trung tâm học lái xe ô tô Trường Đại học PCCC sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Dạy nghề, Đào tạo và Sát hạch lái xe – Trường Đại học Phòng Cháy Chữa Cháy

Trụ sở: Số 243 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tư vấn hỗ trợ học lái xe: 0969 812 955

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Hỗ trợ mùa Covid => Giảm thêm 200.000đ khi đăng ký online